Tiêu điểm

Video

MÚA LÂN ĐÀU XUÂN

Liên kế web

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Sở GD & DT TK
Trường THPT Nguyễn Khuyến
baogd

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 5110

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6472385

Trang nhất » Hoạt động nhà trường » Thông tin - Thông báo

Kế hoạch nâng cao chất lượng đại trà năm học 2021-2022

Thứ tư - 06/10/2021 09:18
PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ                                                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
 
                                                                                                                                Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
 
 
Số:    /KH-NK                                                                                                       An Phú, ngày 16 tháng 9 năm 2021
 
 
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ
NĂM HỌC 2021 – 2022
 
Căn cứ Công văn số 743/PGDĐT ngày 13/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022; 
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, chuyên môn xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng đại trà năm học 2021-2022 như sau:
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi: 
  - Lãnh đạo và nhân dân địa phương có sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đối tượng HS yếu, kém.
 - Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Tam Kỳ.
- Sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng của Ban ĐDCMHS trong các hoạt động của nhà trường.
- Đội ngũ thầy, cô giáo tâm huyết, nhiệt tình. 
- Đối với học sinh: hầu hết các em học sinh có ý thức học tập, có động cơ, thái độ học tập tốt, nhiều em cần cù chịu khó trong học tập và rèn luyện. 
2.Khó khăn:                                                                                                                                        
-  Một số gia đình phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 
-   Một số học sinh rất lơ là trong việc học tập, nên những kiến thức cơ bản ở các lớp dưới còn hổng nhiều dẫn đến khó khăn cho việc tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức ở các lớp tiếp theo. Một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác học tập, còn lười học, trong học tập, thi cử còn quay cóp hoặc không làm bài, học bài cũ trước khi đến lớp.
 
II. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với Ban giám hiệu
- Xây dựng Kế hoạch, triển khai, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, hạn chế thấp nhất học sinh yếu, kém.
- Thường xuyên dự giờ để nắm bắt quá trình học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên, góp ý rút kinh nghiệm kịp thời.
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với GVBM nắm  những đối tượng học sinh yếu kém để thông tin kịp thời về cho gia đình khi học sinh vắng không có lý do hoặc không làm bài tập, không chuẩn bị bài ở nhà… 
- Tổ chức tốt việc ra đề cương ôn tập, kiểm tra, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ; chỉ đạo GV dạy xây dựng cấu trúc cụ thể, chi tiết khi ôn tập. Báo trước thời gian kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng viết, kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ cho học sinh trước một tuần.
- Xây dựng cơ chế để giáo viên trực tiếp giảng dạy ngoài tinh thần trách nhiệm còn được bồi dưõng về vật chất có tác dụng động viên tinh thần cho GV, tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV dạy phù đạo (nếu có).
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối hợp với Ban phụ huynh lớp và phụ huynh học sinh kiểm tra việc học ở nhà của học sinh.
- Khen thưởng cho “đôi bạn cùng tiến”, nhóm học tập có tiến bộ vượt bậc trong học tập vào dịp tổng kết năm học.
2.  Đối với tổ chuyên môn:
- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Tạo điều kiện cho GV trực tiếp dạy phụ đạo (nếu có).
- Thường xuyên dự giờ, thăm lớp của GV; tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm giảng dạy ở tổ, nhóm chuyên môn. Theo dõi và nắm chắt sự tiến bộ của đối tượng học sinh yếu kém qua từng tháng và học kỳ để có giải pháp  cụ thể, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đại trà đảm bảo chỉ tiêu Nghị quyết đầu năm học.
3. Đối với giáo viên bộ môn.
- Nắm chắc trình độ của từng học sinh cụ thể để có phương pháp tác động  tích cực đến từng đối tượng nhất là đối tượng yếu kém trong từng lớp, mỗi giáo viên cần chia lớp học thành những nhóm nhỏ, đôi bạn cùng tiến theo bộ môn của mình để trong quá trình dạy trên lớp cũng như học ở nhà các em có điều kiện giúp đỡ nhau, sửa lỗi cho nhau. Không chỉ trong những buổi phụ đạo mà ngay trong các tiết dạy chính khóa GV cần có hệ thống câu hỏi, kiểm tra bài cũ, theo dõi, kiểm soát làm bài của học sinh yếu, giao bài, giao việc cụ thể cho từng nhóm, đôi bạn cùng tiến.   
- Có sự phối hợp chặt chẽ với GVCN và phụ huynh theo dõi sát đối tượng yếu, kém để có giải pháp phù hợp.
- Ghi nhận xét cụ thể vào vở học của học sinh khi kiểm tra, đánh giá thường xuyên (thuộc bài hay không thuộc bài); vở soạn bài và làm bài tập ở nhà và yêu cầu phụ huynh học sinh xem và ký chú sau nhận xét của GV. Đề nghị GV kiểm tra việc ký và ý kiến của phụ huynh sau nhận xét của GV.
- GV thường xuyên đa dạng hoá các dạng bài tập, ra bài tập về nhà phù hợp với đối tượng học sinh. 
- Tăng cường việc ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện hỗ trợ như  bảng phụ, tranh ảnh minh họa để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong từng tiết dạy.
- Tích cực kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua nhiều hình thức  để kiểm tra việc học bài, chuẩn bị bài của học sinh.
4. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
- Phối hợp với giáo viên bộ  môn theo dõi thường xuyên học sinh trong các buổi học chính khoá, buổi học phụ đạo (nếu có). 
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh (trực tiếp, zalo) để nắm bắt việc học tập ở trường cũng như ở nhà và cùng nhau phối hợp giúp đỡ, nhắc nhở khắc phục kịp thời những tồn tại của học sinh.
- Phát huy vai trò của Ban cán sự lớp, phát huy tính tự quản. 
- Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ HS yếu, kém theo hình thức “đôi bạn cùng tiến”, tổ, nhóm học tập theo địa bàn dân cư. Gởi danh sách tổ, nhóm và thời gian học tổ, nhóm cho CM; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nhận xét sự tiến bộ của đôi bạn cùng tiến; học tổ, nhóm. Phối hợp với Ban đại diện phụ huynh lớp thưởng cho những đội bạn cùng tiến có tiến bộ, các nhóm, tổ duy trì việc học nhóm… 
- Đôn đốc, kiểm tra việc truy bài 15 phút đầu giờ của HS lớp mình.
- Mỗi GV chủ nhiệm phải gần gũi, quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời đối với những tiến bộ của HS trong lớp từ những tiến bộ dù là nhỏ nhất; là một người bạn thực sự để HS chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng giúp các em tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, khúc mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
5. Đối với phụ huynh:
- Quan tâm đến việc học tập của con em mình như thường xuyên kiểm tra bài vở, quản lí giờ giấc học tập của các em, nhắc nhở các em học bài, làm bài tập, tạo điều kiện để con em mình có thời gian học tập,…
- Phối hợp tốt với GVCN để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Ký và ghi ý kiến của phụ huynh sau nhận xét của GVBM trong vở học, vở soạn bài, làm bài tập ở nhà …
- Thường xuyên tâm sự cùng con; nắm bắt tình hình học tập của con mình; tạo không gian yên tĩnh góc học tập, nhắc nhở con, em học tập đúng giờ, làm bài đầy đủ trước khi đi ngủ… Thường xuyên liên hệ với GVCN hoặc CM của nhà trường (số điện thoại thầy Thành: 0905464326) về việc học tập, cũng như những khó khăn, những bất cập trong quá trình học tập ở trường, ở nhà. 
- Kiểm soát chặc chẽ thời gian ở nhà, thời gian học phụ đạo…
- Chuẩn bị đầy đủ sách, vở và dụng cụ học tập theo yêu cầu từng môn học.
- Phối hợp với Ban đại diện phụ huynh học sinh lớp, GVCN khen thưởng, động viên kịp thời “ đôi bạn cùng tiến”; nhóm, tổ có tiến bộ và duy trì thường xuyên học tổ, nhóm.
Trên đây, là một số giải pháp  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2021 - 2022. Đề nghị các tổ chức, GVCN, GVBM trong nhà trường và phụ huynh học sinh cùng phối hợp, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc các giải pháp trên; đồng thời thường xuyên phản ánh tình hình học tập của các em cho CM trong các buổi họp HĐSP hằng tháng để chuyên môn có giải pháp khắc phục kịp thời ./.
Nơi nhận                                                                                                       PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- UBND phường An Phú (để b/c);                                  
- Chi bộ (để b/c);
- TTCM,GVCN,GVBM (để t/h);
- PHHS (để phối hợp); 
- Lưu HSCM.                                                                     
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện điện tử

Elearning
Quản lý phòng giáo dục tam kỳ
violet
ioe
trao đổi nội bộ
violympic

Sinh hoạt

phòng khám đa khoa thái bình dương phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a> phòng khám đa khoa thái bình dương/a>