PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  |
Số: 120/KH-NK | An Phú, ngày 1 tháng 10 năm 2017 |
KẾ HOẠCHPhát triển giáo dục Trường THCS Nguyễn Khuyến giai đoạn 2016 -2020. Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/200 của Chính phủ Qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD-ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và qui trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 7/4/2012 Ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết 162/2010/NQ-HĐND ngày 8/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 8/8/2016 của Thành ủy Tam Kỳ về “Phát triển giáo dục thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2016-2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 164/NQ-HĐND ngày 1/11/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Tam Kỳ về Đề án Phát triển giáo dục thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Đề án phát triển giáo dục thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 11213/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Phường An Phú lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 57-NQ/ĐU ngày 29/11/2016 của Đảng bộ Phường An Phú về Phát triển giáo dục Phường An Phú giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ kế hoạch số 45/KH-UBND ngày /7/2017 của UBND Phường An Phú về Phát triển giáo dục Phường An Phú giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội đồng nhân dân Phường An Phú về Phát triển giáo dục Phường An Phú giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ thực trạng tình hình và định hướng phát triển nhà trường, Trường THCS Nguyễn Khuyến xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục Phường An Phú giai đoạn 2016-2020 với các nội dung sau:
PHẦN ITHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG I/ Đặc điểm tình hình:1. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương: Phường An Phú được thành lập ngày 21 tháng 3 năm 2002 theo Nghị định số 27/NĐ-CP của Chính phủ, được tách ra từ xã Tam Phú trước đây.
Phường An Phú nằm về phía đông của thành phố Tam Kỳ, gồm 8 khối phố: An Hà Trung, An Hà Nam, An Hà Đông, Phú Phong, Ngọc Nam, Phú Trung , Phú Sơn và Phú Ân. Diện tích đất tự nhiên khoảng 1462 ha, dân số 8264 người với 2391 hộ ( năm 2013).
* Những thuận lợi và khó khăn của địa phương :
+ Thuận lợi: Là địa bàn có truyền thống cách mạng, có chuỗi hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng sẽ mở ra cơ hội phát triển du lịch thu hút du khách tìm đến các địa chỉ lịch sử, tâm linh.
Đất đai rộng rãi, môi trường trong lành, không quá xa trung tâm thành phố là điều kiện cơ hội cho sự phát triển kinh tế địa phương trong đó có sự phát triển giáo dục.
Địa bàn có Đảng bộ và chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác giáo dục, nhân dân luôn có tin tưởng và đồng thuận cao với nhà trường.
+ Khó khăn: Đại bộ phận nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, một số ít buôn bán nhỏ nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, sự quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em còn hạn chế.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường THCS Nguyễn Khuyến được thành lập năm 2004 theo Quyết định số 4083/QĐ-UB ngày 24 tháng 8 năm 2004 của UBND Thị xã Tam Kỳ, trường nằm trên địa bàn Khối phố Ngọc Nam, Phường An Phú.
Trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009. đạt Kiểm định chất lượng cấp độ 2 vào năm 2015 và đạt chuẩn quóc gia sau 5 năm giai đoạn 2010 -2015 vào năm 2016.
Liên tục nhiều năm từ khi thành lập đến nay Trường đạt Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Tập thể Lao động xuất sắc, Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, Công đoàn vững mạnh và Liên Đội xuất sắc.
- Về qui mô, số lớp, số học sinh năm học 2017-2018 Số lớp | Số học sinh | Khối 6 | Khối 7 | Khối 8 | Khối 9 |
12 | 407 | 103 | 93 | 107 | 105 |
- Về tình hình đội ngũ:- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 33 người ( trong đó cán bộ quản lý: 2, giáo viên: 26, nhân viên: 5)
Chức danh | Số lượng | Trình độ chuyên môn đào tạo |
TS | Biên chế | Hợp đồng | Thạc sỹ | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Chưa qua đào tạo |
CBQL | 2 | 2 | 0 | | 2 | 0 | 0 | |
Giáo viên | 26 | 25 | 1 | 1 | 19 | 6 | 0 | |
Nhân viên | 5 | 3 | 2 | | 2 | 1 | 1 | 1 |
TÓNG SỐ | 33 | 30 | 3 | 1 | 24 | 7 | 1 | 1 |
- Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường:- Diện tích tổng thể : 12.800 m
2 ( Có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất)
- Tường rào : Mặt trước kiên cố, 3 mặt còn lại móng trụ bê tông rào kẽm gai.
- Khối phòng học: 14 phòng, hầu hết các phòng học được trang bị ti vi phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Khối phòng làm việc bao gồm: 6 phòng.
- Khối phòng phục vụ cho học tập của học sinh: 6 phòng
- Hệ thống xử lý nước sạch đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh.
- Khu nhà vệ sinh dành cho giáo viên và dành cho học sinh riêng biệt, sạch sẽ.
- Trường có hồ bơi, sân bóng đá, bóng chuyền,sân cầu lông đảm bảo điều kiện dạy học và tập luyện thể dục thể thao cho học sinh
- Nhà trường có tương đối đầy đủ các loại thiết bị, đồ dùng dạy học theo danh mục qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, đảm bảo nhu cầu dạy và học.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức các hoạt động của nhà trường:3.1 Thuận lợi:- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Phòng giáo dục đào tạo thành phố Tam Kỳ, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhất là có sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh trong các chủ trương lớn của nhà trường.
- Một tập thể đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt trong công việc.
- Học sinh đa số ngoan, hiền, có ý thức trong học tập.
3.2 Khó khăn:- Địa bàn đô thị nhưng đa số nhân dân sống bằng nghề nông, mức thu nhập thấp, sự quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em còn hạn chế, việc huy động nguồn lực đóng góp từ phụ huynh trong công tác xã hội hóa còn gặp khó khăn.
- Chất lượng học sinh giỏi các cấp thiếu sự ổn định
II. Những kết quả đạt được: 1. Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục: Nhà trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình và các nội dung giảm tải theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, thực hiện dạy học môn tự chọn Tin lớp 6 và lớp 7 và chủ đề tự chọn với các môn Văn, Toán lớp 8,9. Triển khai dạy học 2 buổi/ ngày đối với lớp 9, triển khai dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các bộ môn văn hóa từ lớp 6 đến lớp 9.
Chỉ đạo tốt các hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên, tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng Dạy học bám sát đối tượng, tăng cường hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh với nhiều hình thức.
Thực hiện kế hoạch dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9.
Xây dựng triển khai Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa gắn với các chủ đề, chủ điểm. Nhìn chung nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục hàng năm đúng kế hoạch, đúng hướng dẫn chỉ đạo của các cấp, ngành.
2. Kết quả đánh giá , xếp loại cán bộ giáo viên, nhân viên hàng năm : Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, tiến hành dự giờ kiểm tra đánh giá giáo viên theo qui định, thực hiện đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên hàng năm theo thông tư 29 và thông tư 30 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kết quả đánh giá :
- Theo chuẩn nghề nghiệp : 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được xếp loại khá trở lên, trong đó có 20 - 30 % đạt loại xuất sắc.
- Theo thanh kiểm tra nội bộ: 100% giáo viên xếp loại khá - giỏi, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn.
Qua kiểm tra đánh giá giúp cán bộ giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh về phương pháp quản lý và dạy học tốt hơn, nhà trường có cái nhìn tổng thể về đội ngũ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ.
3. Kết quả chất lượng 2 mặt giáo dục 5 năm qua: Năm học | Hạnh kiểm (%) | Học lực (%) |
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém |
2012-2013 | 89.2 | 10.8 | 0.0 | 0.0 | 15.2 | 34.3 | 50.0 | 0.67 | 0.0 |
2013-2014 | 82.9 | 16.7 | 0.2 | 0.2 | 17.6 | 35.1 | 45.7 | 1.4 | 0.2 |
2014-2015 | 87.5 | 11.1 | 1.0 | 0.2 | 15.6 | 35.9 | 47.3 | 0.95 | 0.2 |
2015-2016 | 88.2 | 11.8 | 0.0 | 0.0 | 16.7 | 41.8 | 41.3 | 0.2 | 0.0 |
2016-2017 | 88.0 | 12.0 | 0.0 | 0.0 | 16.8 | 40.2 | 42.7 | 0.2 | 0.0 |
4. Kết quả phong trào học sinh giỏi môn văn hóa các cấp: Năm học | Cấp thành phố | Cấp tỉnh |
2012-2013 | 30 | 3 |
2013-2014 | 36 | 0 |
2014-2015 | 21 | 3 |
2015-2016 | 21 | 0 |
2016-2017 | 21 | 4 |
5. Hiệu quả đào tạo: Năm học | Tốt nghiệp THCS | Vào lớp 10 công lập | Đỗ vào trường chuyên |
2012-2013 | 100% | 98,3% | 3 học sinh |
2013-2014 | 99,1% | 96,5% | 4 học sinh |
2014-2015 | 100% | 95.4 | 10 học sinh |
2015-2016 | 100% | 92,5 | 1 học sinh |
2016-2017 | 100% | 90,2 | 6 học sinh |
5. Kết quả công tác xã hội hóa, xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan của nhà trường:- Công tác tham mưu với các ngành các cấp huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất được nhà trường hết sức chú trọng. Đến nay, bằng nguồn ngân sách nhà nước và sự đầutư của thành phố, địa phương trường đã có 1 cơ ngơi khang trang, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị phục vụ dạy học. Năm học 2014-2015, trường được tổ chức AOG tài trợ hệ thống xử lý nước uống, xây dựng hồ bơi để tổ chức dạy bơi cho học sinh các trường vùng Đông Tam Kỳ.
- Riêng trong hai năm học 2015-2016 và 2016 -2017, bằng nguồn huy động xã hội hóa trong phụ huynh học sinh hơn 80 triệu đồng, nhà trường đã trang bị thêm 10 máy vi tính phục vụ dạy Tin học cho học sinh.
6. Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng ttrường đạt chuẩn quốc gia - Công tác điều tra, xử lý số liệu phổ cập được tiến hành thường xuyên hằng năm, nhiều năm qua Phường An Phú luôn được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.
- Năm học 2014- 2015, trường được Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp độ 2.
- Năm học 2015-2016, trường được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn quốc sau 5 năm giai đoạn 2010-2015 tại thời điểm năm 2016.
III/ Đánh giá chung: - Ưu điểm:
- Cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học của nhà trường được đầu tư ngày càng khang trang, xanh-sạch- đẹp
- Chất lượng dạy và học được giữ vững và từng bước được nâng lên. Chất lượng học sinh giỏi ngày càng tăng, chất lượng đào tạo đầu ra đảm bảo.
- Số lượng, cơ cấu giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao.
- Kết quả phổ cập trên địa bàn được duy trì, giữ vững.
- Công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng. Trường được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm giai đoạn 2010-2015.
2. Nguyên nhân ưu điểm:- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Phòng giáo dục đào tạo thành phố Tam Kỳ, sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhất là có sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh trong các chủ trương lớn của nhà trường.
-Nhà trường có sự tham mưu tích cực, hiệu quả với địa phương, cấp trên để tranh thủ các nguồn lực xây dựng nhà trường. Công tác xã hội hóa bước đầu mang lại kết quả khá tốt.
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, giữ vững đoàn kết nội bộ.
- Học sinh ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện.
4. Tồn tại, hạn chế:- Cơ sở vật chất mặc dù được đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ, trường còn thiếu phòng chức năng, phòng thực hành đạt chuẩn, tường rào chưa kiên cố, sân chơi bãi tập chất lượng chưa đảm bảo.
- Số lượng học sinh giỏi, học sinh vào trường chuyên còn ít, thiếu ổn định và còn thấp so với mặt bằng chung toàn thành phố.
- Đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán về chuyên môn các cấp còn ít.
5. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:- Điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn khó khăn, sự quan tâm đầu tư cho học tập của gia đình đối với con em còn hạn chế, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình hiệu quả chưa cao, việc huy động các nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân chưa nhiều.
- Hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa cao. Đội ngũ giáo viên hằng năm luôn có sự biến động, thay đổi.
PHẦN IIMỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN GIAI ĐOẠN 2016-2020 - MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Phát triển giáo dục nhà trường theo hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục, tập trung từng bước chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng và tâm huyết với nghề. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trên địa bàn.
II. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ:Phấn đấu đến năm 2020, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
1. Huy động học sinh ra lớp: - Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS. - Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm dưới 1%.
- Phấn đấu hàng năm có hơn 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường THPT công lập, số còn lại vào học các trường THPT khác và học nghề. Thực hiện tốt việc định hướng, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp.
- Thực hiện dạy 2 buổi/ngày cho học sinh ở một số môn học và ở một số khối lớp bằng các hình thức nội khóa, ngoại khóa phù hợp.
2. Chất lượng đội ngũ: - Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi các cấp. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên về trình độ chính trị, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, nhất là tin học và ngoại ngữ.
- Đến năm 2020, có 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn 90%. Hàng năm, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng đạt 100% từ loại Khá trở lên.
3. Chất lượng giáo dục: - Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng hằng năm trên 95%, lên lớp sau khi thi lại trên 99 %. Tỷ lệ học sinh Khá, Giỏi hằng năm từ 55 đến 60%. Tỷ lệ học sinh yếu, kém hằng năm không quá 5%. Học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 100%, không có học sinh vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.
- Tỉ lệ lớp 9 tốt nghiệp THCS hằng năm từ 98 đến 100 %. Hằng năm có trên 95% học sinh xét tuyển vào lớp 10 công lập và từ 5 đến 10 học sinh đỗ vào trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phong trào học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh được nâng lên, có từ 25 đến 30 học sinh giỏi cấp thành phố, từ 4 đến 6 học sinh giỏi cấp tỉnh hằng năm.
4. Công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia và huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.- Duy trì và nâng cao chất lượng Trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm giai đoạn 2016 -2021.
- Củng cố, hoàn thiện hồ sơ, điều kiện cơ sở vật chất dạy học để công nhận kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ 2 sau 5 năm vào năm 2020.
- Tích cực tham mưu các nguồn lực của thành phố, địa phương cùng với huy động xã hội hóa từ nay đến năm 2020 tập trung các hạng mục như cải tạo chỉnh trang cảnh quan nhà trường; xây mới tường rào kiên cố xung quanh trường, xây mới nhà đa năng, xây dựng Khu thí nghiệm, thực hành..
5. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ: - Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, xoá mù chữ mức độ 2.
- Tham gia với địa phương hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học.
III/ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phát huy vai trò phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra:- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức tuyên truyển, quán triệt rộng rãi trong cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường và nhân dân trên địa bàn về kế hoạch phát triển của nhà trường giai đoạn 2016 -2020.
- Xây dựng chương trình thực hiện kế hoạch từng năm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, các tổ bộ phận trong phần việc được giao và cùng với nhà trường quyết tâm hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch.
- Nâng cao vai trò của Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp giáo dục học sinh, xã hội hóa các nguồn lực xây dựng nhà trường, tạo sự ủng hộ, đồng thuận với nhà trường để thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong công tác vận động, xây dựng các phong trào thi đua trong nhà trường, xây dựng 1 tập thể đoàn kết thống nhất, có trách nhiệm với sự phát triển đi lên của nhà trường.
- Quan tâm và chỉ đạo sâu sát cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, văn nghệ, thể thao… trong học sinh, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực.
2. Đổi mới công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:- Thực hiện đổi mới toàn diện về quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, cải cách hành chính, công tác tự đánh giá kiểm định trong trường học. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý và cơ chế tự chủ ở các trường học theo tinh thần Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ, nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chỉ thi 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với nhiệm vụ được giao cùng với cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa. Có kế hoạch rà soát bổ sung quy hoạch đội ngũ kế cận giai đoạn 2015 -2020 và quy hoạch cán bộ dự nguồn giai đoạn 2020-2025.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm. Đẩy mạnh phong trào tự học trong đội ngũ, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập lý luận chính trị, học nâng chuẩn, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Nâng cao tỷ lệ nhà giáo là đảng viên, là giáo viên giỏi các cấp.
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ GDĐT và đánh giá phân loại đảng viên, công chức viên chức hằng năm.
3. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại. Kết hợp học trên lớp với tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, kỹ năng sống. Đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục lịch sử, địa lý địa phương, giáo dục thể chất, định hướng nghề nghiệp, giáo dục nếp sống văn minh đô thị, tự hào và phát huy truyền thống nhà trường, địa phương. Chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh, nhất là kỹ năng phòng chống đuối nước, khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động của hồ bơi tại trường, phấn đấu đến năm 2020 có 100% học sinh được phổ cập bơi lội và có những kỹ năng cơ bản về phòng chống đuối nước.
- Đổi mới cải tiến nội dung, hình thức và chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, xây dựng các chuyên đề phù hợp, có chất lượng, có thể vận dụng được, sát thực tiễn nhà trường, tiếp tục nâng cao các chuyên đề hướng dẫn học sinh tự học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, khai thác tốt các tiện ích trên Internet phục vụ dạy học một cách có hiệu quả. Xây dựng nguồn học liệu mở, ngân hàng đề thông qua webside của nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá bằng việc sử dụng các phần mềm nâng cao chất lượng dạy học. Đẩy mạnh dạy học môn Tin học và Tiếng Anh trong chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa, tăng cường kỹ năng giao tiếp, thực hành cho học sinh.
- Xây dựng và duy trì tốt nề nếp học tập trong nhà trường, tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài , khâu tự học của học sinh ở nhà để mỗi tiết dạy, mỗi giờ lên lớp của giáo viên phải đạt hiệu quả, có chất lượng.
- Chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng phương pháp kỹ năng cho giáo viên chủ nhiệm lớp, xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục, duy trì sĩ số.
- Tiếp tục quan tâm đặc biệt đến học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn giúp trẻ hòa nhập tốt trong học tập, sinh hoạt cộng đồng. Phối hợp với gia đình, xã hội làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
4. Tăng cường công tác tham mưu, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường:- Tích cực tham mưu với UBND thành phố Tam Kỳ triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2016-2020 trong đó có các hạng mục mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như nhà đa năng, phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn…
-Tích cực tham mưu với UBND Phường An Phú triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục phường An Phú giai đoạn 2016-2020 trong đó có các hạng mục quan trọng như xây mới tường rào, xây sân thể dục thể thao đa năng (bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ ), cải tạo cảnh quan sân trường.
- Sử dụng nguồn ngân sách tiết kiệm hợp lý cùng với việc huy động xã hội hóa mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học.
5. Đẩy mạnh công tác Kiểm định chất lượng, xây dựng trường chuẩn quốc gia và phổ cập giáo dục- Định kỳ rà soát, bổ sung và nâng cao chất lượng các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia đã đạt được.
- Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến đến hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn. Xây dựng và củng cố mạng lưới trường lớp, đảm bảo huy động hết số học sinh trong độ tuổi ra lớp, tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các ban ngành đoàn thể của địa phương trong công tác giáo dục học sinh, ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng bỏ học giữa chừng.
PHẦN IVTỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Đối với chi bộ Đảng: - Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường bằng các chủ trương, nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020, chỉ đạo cho nhà trường đánh giá đúng thực trạng, xây dựng kế hoạch, có lộ trình và bước đi phù hợp, có sự tham mưu, phối hợp hiệu quả với các cấp ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể để hoàn thành mục tiêu để ra.
- Nâng cao nhận thức, vai trò lãnh đạo, tính tiền phong gương mẫu của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện kế hoạch.
2. Đối với nhà trường:- Tổ chức triển khai kế hoạch này đến từng tổ, từng cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường. Cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch cho từng năm học, từng giai đoạn, phân công nhiệm vụ cụ thể để mỗi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm trong công việc được giao, có đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện, bổ sung điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế từng thời điểm.
- Tích cực tham mưu các nguồn lực của thành phố, địa phương cùng với huy động xã hội hóa dầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nhà trường.
- Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học, động viên thúc đẩy mỗi giáo viên phải nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo, có những sáng kiến cải tiến, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi giáo viên dạy giỏi trong nhà trường.
- Đổi mới công tác quản lý từ lãnh đạo đến các tổ bộ phận, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên phát huy năng lực công tác, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ.
- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, tăng cường giáo dục ý thức tự học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, địa phương, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập trong học sinh toàn trường.
- Phối hợp tốt với công đoàn xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ, kỷ cương, đoàn kết và trách nhiệm.
3/ Đối với các tổ chuyên môn, các bộ phận:- Đẩy mạnh việc đổi mới nâng cao chất lượng, nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn. Cụ thể hóa sự chỉ đạo về chuyên môn của nhà trường, tập trung xây dựng những chuyên đề phù hợp có thể vận dụng hiệu quả với thực tiễn dạy học của nhà trường, nâng cao và phát triển các chuyên đề hướng dẫn phương pháp tự học đã thực hiện.
- Chú trọng công tác bồi dưỡng giúp đỡ đối với giáo viên mới, giáo viên còn hạn chế về chuyên môn để nâng cao chất lượng, tạo sự đồng đều trong đội ngũ.
- Bộ phận thư viện có kế hoạch rà soát các tiêu chí, các điều kiện còn thiếu, kịp thời tham mưu với nhà trường có giải pháp bổ sung hoàn chỉnh để tiến đến công nhận Thư viện xuất sắc vào năm 2018.
- Bộ phận thiết bị phát huy hết việc sử dụng các đồ dùng dạy học hiện có trong giáo viên, tham mưu đề xuất với nhà trường có kế hoạch bổ sung các thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, hư hỏng.
- Bộ phận y tế có kế hoạch tuyên truyền vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, phối hợp kiểm tra công tác vệ sinh môi trường trường học.
- Bộ phận kế toán thường xuyên tham mưu với nhà trường trong việc lập dự toán kinh phí, theo dõi cân đối các nguồn thu chi tiết kiệm, hiệu quả.
- Bộ phận văn phòng: Thiết lập, xây dựng, lưu trữ, báo cáo hồ sơ kiểm định chất lượng, hồ sơ trường chuẩn một cách khoa học, có hệ thống.
4/ Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:- Công đoàn: Phối hợp với nhà trường trong việc động viên cán bộ giáo viên nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia góp ý xây dựng, giám sát quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Khởi xướng các phong trào thi đua trong nhà trường gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với nhiệm vụ được giao cùng với cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương – Trách nhiệm”, xây dựng “ Trường học văn hóa”, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất để hoàn thành mục tiêu chung.
-
Đoàn thanh niên: Chú trọng giáo dục cho thanh niên về lý tưởng sống, khát vọng vươn lên, phát huy vai trò năng động của lực lượng giáo viên trẻ trong các phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào văn nghệ, thể thao, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
-
Đội thiếu niên: Nâng cao chất lượng hoạt động Đội gắn với những mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường như xây dựng các phong trào tự học ở các lớp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc, truyền thống nhà trường, xây dựng nề nếp ý thức học tập, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
-
Hội khuyến học: Nắm chắc số lượng, tình hình học tập của học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện con gia đình chính sách để có sự hỗ trợ giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện học tập tốt nhất.
-
Hội chữ thập đỏ: Cùng với nhân viên y tế chăm lo sức khỏe cho học sinh, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Khơi dậy lòng nhân ái, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng trong giáo viên và học sinh.
-
Hội cha mẹ học sinh: Phát huy vai trò là cầu nối giữa nhà trường và gia đình để tạo ra sự đồng thuận cao trong phụ huynh học sinh về các mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường. Phối hợp với nhà trường trong việc theo dõi quản lý việc tự học của học sinh ở nhà, việc giáo dục đạo đức đối với học sinh chưa ngoan, việc vận động học sinh ra lớp, chống bỏ học, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn.
PHẦN IVNHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để kế hoạch phát triển giáo dục của Trường THCS Nguyễn Khuyến giai đoạn 2016 -2020 mang tính khả thi, kính đề nghị:
1. Đối với UBND thành phố và các ban ngành có liên quan:- Kính đề nghị UBND thành phố quan tâm đầu tư kinh phí và chỉ đạo cho các ban ngành chức năng có liên quan của thành phố giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà trường sớm hoàn thành kế hoạch.
- Quan tâm đầu tư về nguồn lực con người để nhà trường có 1 đội ngũ ổn định, đầy đủ cơ cấu giáo viên theo bộ môn có chất lượng, yên tâm công tác lâu dài.
-Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên học tập nâng chuẩn, bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ.
- Tạo điều kiện về cơ chế chính sách để nhà trường có thể huy động nhiều nguồn lực hơn từ nhân dân, xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục.
2. Đối với Phòng GD&ĐT:- Tham mưu cho thành phố về đầu tư nguồn vốn, nhân lực phục vụ thực hiện các mục tiêu của đề án.
- Hướng dẫn chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí , tổ chức thực hiện đề án có hiệu quả, khả thi cao.
- Chỉ đạo, định hướng các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh bao gồm hoạt động dạy và học, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị.
3. Đối với chính quyền và các ban ngành ở địa phương:- Quán triệt trong đội ngũ cán bộ và nhân dân trên địa bàn về chủ trương phát triển giáo dục Phường An Phú trong đó có trường THCS Nguyễn Khuyến.
- Chỉ đạo Hội đồng giáo dục Phường xây dựng đề án phát triển giáo dục Phường An Phú giai đoạn 2014-2018 trong đó có vai trò tham mưu tích cực của các nhà trường.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng giáo dục Phường, Hội khuyến học, Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục và trung tâm học tập cộng đồng.
- Tích cực tham gia cùng với nhà trường về nguồn vốn đối ứng của địa phương trong các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất khi có yêu cầu của UBND thành phố.
- Tích cực chỉ đạo và ủng hộ các chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, các nhà hảo tâm và những con em của Phường An Phú thành đạt đang sinh sống trong và ngoài địa bàn đóng góp xây dựng nhà trường.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong trường học.
- Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, chống bỏ học giữa chừng, phụ đạo học sinh yếu kém trong hè, quan tâm và động viên kịp thời đối với giáo viên và học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập.
- Giúp đỡ, phối hợp trong công tác tuần tra , bảo quản tài sản nhà trường.
Trên đây là Kế hoạch phát triển giáo dục của trường THCS Nguyễn Khuyến giai đoạn 2016-2020. Đơn vị sẽ xây dựng lộ trình và cụ thể hóa thành chương trình hành động và sát hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển góp phần hoàn thành kế hoạch đề ra.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT TP Tam Kỳ ( báo cáo) - Đảng uỷ, UBND phường An Phú ( báo cáo); - Ban đại diện CMHS ( phối hợp) - Các tổ CM, đoàn thể, CBCCVC ( thực hiện); - Lưu VT. | HIỆU TRƯỞNG |
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỞNG PHÒNG